Cánh đồng Hoa cải trên Cao nguyên Mộc Châu

Tháng 12 tháng của những bông hoa cải trắng dân phượt Mộc Châu đã thỏa thích ngắm nhìn những bông hoa tam giác mạch Hà Giang nhỏ xinh nhưng toát lên vẻ đẹp rực rỡ hoang dại, cũng là lúc cao nguyên Mộc Châu bạt ngàn hoa cải đua nhau khoe sắc trắng tinh khôi.

Đồi chè - Nông trường Cao nguyên Mộc Châu

Du khách vẫn nhớ về Cao Nguyên Mộc Châu với những đồi chè mướt xanh, những trảng cỏ voi xanh mởn nhũng nhẵng đàn bò sữa gặm cỏ, một Mộc Châu mộc mạc yên bình. Nơi những buổi chiều tràn ngặp hương hoa và những cơn gió. Nơi đây thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước ghé thăm...

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Kinh nghiệm du lịch Tràng An - Bái Đính


Kinh nghiệm du lịch Tràng An

Sống ở Việt Nam bạn phải một lần đến với Tràng An. Tràng An là một khu du lịch đẹp nhất Ninh Bình. Cảnh đẹp ở đây được tạo hóa ban tặng một cách tự nhiên. Cảnh đẹp Tràng An bao gồm các dãy núi uốn lượn bao quanh các dòng suối nước tự nhiên, tạo nên vô vàn các hang động kỳ ảo, huyền bí. Ngồi trên thuyền bạn sẽ được khám phá các hang động xung quanh, lặng thầm ngắm nhìn những cánh đồng lúa hai bên dòng suối. Một không gian thiên nhiên vô cùng đẹp cứ mở dần ra trước mắt bạn.

trang-an-tam-coc
Tràng An - Tam Cốc - Bích Động

Đi đến Tràng An như thế nào?

Bạn có thể đi xe khách từ Hà Nội (đi từ các bến xe khách Giáp Bát, Mỹ Đình. Xe chạy hàng ngày, có nhiều giờ khác nhau, bạn nên liên hệ với Bến xe hoặc tham khảo các nhà xe miền Bắc để biết thêm chi tiết).
Nhà nghỉ ở Tràng An Nếu bạn đi hai ngày và muốn lưu trú, bạn có thể liên hệ quán Thiên Trường. Quán này cũng có dịch vụ lưu trú giá rẻ và bình dân ở Tràng An. Còn nếu muốn khách sạn thì bạn vào trong thành phố Ninh Bình.

trang-an-tam-coc
Địa điểm bắt đầu chuyến thăm quan

so-do-tham-quan-hang-dong
Sơ đồ thăm quan hang động Tràng An

Ăn Uống tại Tràng An

Bạn có thể đặt ăn tại ngay khu du lịch Tràng An, hoặc ăn ở các quán ăn ven đường từ Hoa Lư ra Tràng An (nhớ đặt đặc sản Dê Núi nhé).
Kết hợp du lịch bụi Tràng An và các điểm khác Có hai điểm bạn có thể kết hợp với Tràng An đi trong một ngày đó là: Bái Đính và Hoa Lư. Nếu đi Bái Đính thì sẽ phải đi sớm (Bái Đính là một quần thể chùa rất rộng và đi mất nhiều thời gian). Từ Hoa Lư sang Tràng An khá gần (khoảng 1 – 2km). Kết Hợp Du Lịch Tràng An và Bái Đính
Giá vé thắng cảnh Tràng An Đồng hạng 100.000 VND cho 1 người đi hết tuyến đò. Thông thường đi hết tuyến đò Tràng An khoảng hơn 3 giờ đồng hồ. Khoảng 4 đến 5 người / đò.

Lưu ý khi đi Tràng An - Bái Đính

Nếu bạn không biết bơi thì nên thuê áo Phao. Khi mua bất kỳ đồ ăn thức uống nào, phải hỏi giá trước khi mua (hỏi cụ thể). Giá vé Tràng An năm 2014 đã tăng lên 150.000 / khách (các bạn chuẩn bị tiền nhé). Xe điện ở Bái Đính 60.000 / 2 chiều.

Du lịch chùa Bái Đính

Du lịch chùa Bái Đính

Bái Đính - khu chùa lớn nhất Việt Nam được đánh giá là ngôi chùa có quy mô hoành tráng nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Ngôi chùa được xây dựng nhằm kỷ niệm 1000 năm Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long - khu chùa lớn nhất Việt Nam đang được xây dựng. 
Du lịch Ninh Bình đến với khu du lịch văn hóa tâm linh chùa Bái Đính Du khách đến đây không chỉ tham quan, vãn cảnh chùa mà còn được chiêm ngưỡng những kỳ tích của Phật giáo Việt nam: Đại hội đồng chuông lớn nhất Việt, Nam, Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất và Tháp bồ đề 9 tầng cao nhất trong các chùa hiện nay.

Những kỷ lục

Chùa Bái Đính được báo giới biết đến là một ngôi chùa nổi tiếng với những kỷ lục được xác lập bởi trung tâm kỷ lục Việt Nam. Những kỷ lục của chùa Bái Đính được xác lập gồm:
1. Khu chùa có diện tích rộng nhất Việt Nam: 107ha. Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ có diện tích lên tới 1.000 m2.
2. Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: Tượng Phật Tổ Như Lai nặng 100 tấn. Ba pho Tam Thế mỗi pho nặng 50 tấn.
3. Hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á: 36 và 27 tấn.
4. Chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam với 500 vị bằng đá cao khoảng 2m.
5. Kỷ lục về số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam với 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ.

chua-bai-dinh
Ảnh chụp toàn bộ khu Chùa Bái Đính
Tam quan nội 

Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết cao tới đỉnh 16,5 m, có chiều dài 32 m, rộng 13,5 m. Điều độc đáo là có 4 cột cái bằng gỗ tứ thiết, mỗi cột cao 13,85 m, đường kính 0,85 m, nặng khoảng 10 tấn. Tam quan có 3 tầng mái uốn cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Đây là một tam quan lớn, đồ sộ, đều dựng bằng gỗ. Trong tam quan đặt 10 tượng Hộ Pháp bằng đồng, có hai tượng lớn, mỗi tượng cao 5,5 m, nặng 12 tấn. du lich bai dinh, ninh binh, tam quan noi Tháp chuông Tháp chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, kiến trúc theo kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, cao 22 m. Đường kính trong tháp là 17m, tính phủ bì đến chân đế đường kính là 49 m. Tháp chuông cao 3 tầng, có 3 tầng mái cong, gồm 24 mái với 24 mái đao cong vút lên.

tam-quan-noi
Tam Quan Nội

Tháp chuông 

Treo một quả chuông nặng 36 tấn đúc tại Huế. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam (Phá kỷ lục Việt Nam)”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.

thap-chuong
Tháp Chuông

Điện Quan Thế Âm Bồ Tát 

Xây dựng toàn bằng gỗ tứ thiết, 100% kiến trúc bằng gỗ. Điện cao 14,8 m, dài 41,8 m, rộng 17,4 m, gồm 7 gian. Gian giữa của điện, trên bệ cao, đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, có gần 1.000 mắt và 1.000 tay, đúc bằng đồng, nặng 80 tấn, cao 9,57 m. Đây cũng là một pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.

tuong-quan-am-bo-tat
Tượng Quan Âm Bồ Tát

Chùa Pháp Chủ 

Xây dựng toàn bằng bê tông cốt thép giả gỗ rất đồ sộ, hoành tráng, cao 30 m, chiều dài 47,6 m, chiều rộng 43,3 m, gồm 2 tầng mái cong. Điện có 5 gian, gian giữa rất rộng dài đến 13,5 m, 4 gian hai bên, mỗi gian dài 8 m. Điều đặc biệt ở chùa Pháp chủ là ở gian giữa trên bệ cao, đặt một pho tượng lớn bằng đồng nguyên khối, cao 10 m, nặng 100 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam” ngày 4 tháng 5 năm 2006. Trong điện treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng. Đây là bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam, mới chỉ có ở chùa Bái Đính.

chua-phap-chu
Chùa Pháp Chủ

Điện Tam Thế 

Tọa lạc ở trên đồi cao, so với mặt nước biển là 76 m. Đây là một toà rất cao, rộng, đồ sộ, hoành tráng nhất ở khu chùa Bái Đính. Tòa nằm trên đồi cao nhất vùng, cao tới 34 m, dài 59,1 m, rộng hơn 40 m, diện tích trong nhà khoảng 3.000m2. Trong điện Tam Thế cũng treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn và đặt 3 pho tượng Tam Thế bằng đồng nguyên khối, mỗi tượng cao 7,2 m, nặng 50 tấn. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”, ngày 12 tháng 12 năm 2007. Hành lang La Hán Gồm 234 gian, ở hai phía Đông Tây, có chiều dài 1.052m. Trong các gian nhà hành lang đó đặt 500 tượng La Hán bằng đá nguyên khối to, mỗi tượng cao 2,4m, nặng khoảng 4 tấn, do bàn tay các nghệ nhân làng nghề đá xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình chế tác. Ở Việt Nam chưa có một ngôi chùa nào có nhiều tượng La Hán bằng đá như ở chùa Bái Đính.

tuong-la-han
Tượng La Hán
Giếng ngọc 

Đó là giếng ngọc của chùa Bái Đính cũ được xây dựng lại nằm gần chân núi Bái Đính mà cách đây gần 1.000 năm Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Thái tử Dương Hoán. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của nước là 6 m, không bao giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã cấp bằng “Xác nhận kỷ lục”: “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam”, ngày 12 tháng 12 năm 2007.

gieng-ngoc
Giếng Ngọc

Lễ hội chùa Bái Đính Ngày mồng 6 tháng giêng là khai hội chùa Bái Đính. Lễ hội chùa Bái Đính sẽ diễn ra trong suốt mùa xuân. Trước ngày mở hội, trong thời gian đón tết, tất cả các động, chùa trên núi Bái Đính đều khói hương nghi ngút, cờ hội được treo lên khiến không khí lễ hội bao trùm cả vùng quê chiêm trũng. Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị sơn thần, phật tổ, bà chúa thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Thánh Nguyễn, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh. Phần lễ ở chùa Bái Đính gồm tổng hòa toàn thể hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam; có sự sùng bái tự nhiên, có Đạo, có Phật và có cả Nho.

do-luu-niem
Một số đồ lưu niệm được bày bán

Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính còn có thể neo núi chơi hang, với đông đảo mọi người tham gia và hưởng ứng. Cuộc hành hương ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Các hoạt động hội diễn ra sôi động với đấu vật, ném còn, đánh bài, kéo co, các trò chơi dân gian ngày tết... Đặc biệt chùa Bái Đính còn nằm trong quần thể các khu du lịch nổi tiếng của tỉnh Ninh Bình như: Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, khu du lịch sinh thái Tràng An đã trở thành 1 địa danh du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh, sinh thái, hấp dẫn. Sự vận động, biến ảo của đất trời đã tạo nên 1 quần thể hang động với núi non hùng vĩ, hòa quyện với nhau.

Quần thể danh thắng Tràng An trở thành di sản thế giới kép đầu tiên ở Việt Nam

Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành di sản thế giới hỗn hợp thứ 30 trên thế giới.

Với việc đáp ứng 3 tiêu chí nổi bật toàn cầu trong đó có 2 tiêu chí của một di sản thiên nhiên thế giới (tương tự với Vịnh Hạ Long sau 2 lần công nhận) và một tiêu chí của di sản văn hóa thế giới, Tràng An trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam. Sau gần 30 năm gia nhập Liên hợp quốc, hơn 20 năm lập hồ sơ đề cử di sản, lần đầu tiên Việt Nam được vinh danh một di sản thế giới kép. Tự hào hơn, di sản thế giới ấy đang bao trọn quanh vùng bảo vệ đặc biệt của cố đô Hoa Lư với nhiều dấu ấn hào hùng, sáng chói trong lịch sử Việt Nam.

khu - du-lich-trang-an
Khu du lịch Tràng An

Sự kiện trọng đại này vô cùng ý nghĩa đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân Ninh Bình trong thời điểm mà chỉ còn vài ngày nữa thôi nơi đây sẽ tổ chức sự kiện giải phóng thành phố và chào đón 2 đô thị Ninh Bình và Tam Điệp được nâng cấp. Nằm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, ở phía Nam của đồng bằng châu thổ sông Hồng, Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên ở Việt Nam với các giá trị văn hóa và thiên nhiên đặc sắc. Tràng An gồm 3 khu vực bảo tồn là: Di tích Quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư; Di tích Quốc gia đặc biệt Danh thắng Tràng An - Tam Cốc - Bích Động; khu rừng đặc dụng Hoa Lư – chùa Bái Đính. Tổng diện tích của Quần thể là 4.000 ha, chiếm toàn bộ khối đá vôi Tràng An và được bao quanh bởi vùng đệm rộng 8.000 ha, gồm nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh có giá trị nổi bật toàn cầu. Có thể nói, thiên nhiên đã quá ưu ái khi ban tặng cho Việt Nam khu danh thắng tuyệt mỹ này. Nơi đây là một vùng non nước hữu tình, sông núi, ao hồ đan xen hòa quyện với cảnh sắc nước mây trời trong xanh, những hang động quyến rũ. Và không thể không nói tới là dấu ấn lịch sử, văn hóa của người tiền sử và các triều đại Đinh Lê Lý Trần đã được ghi nhận tại đây càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp của vùng danh thắng này.

hang-dong-trang-an
Góc chụp trên cao đường vào hang động Tràng An

Câu chuyện về người Việt cổ ở Tràng An

Nhiều di chỉ khảo cổ học mới được phát hiện đã cho thấy Tràng An là một địa điểm quan trọng toàn cầu tái hiện và giúp chúng ta hiểu được cách người tiền sử thích nghi với biến cố lớn về môi trường, cảnh quan, ít nhất là từ khoảng 23.000 năm đến nay, một số nền văn hóa tiền sử đã tiến hóa liên tục ở khu vực này, từ thời đồ Đá cũ qua thời đại Đá mới đến thời đại đồ Sắt và đồ Đồng. Trong khoảng thời gian đó, khu vực này cũng đã trải qua một số lần dao động mực nước biển đáng kể. Trước biển tiến, người tiền sử chủ yếu sống dưới các mái đá cao, ở sâu trong trung tâm khối đá vôi Tràng An, cách biển khá xa. Trong và sau biển tiến, họ đã hạ thấp xuống hơn và mở rộng phạm vi cư trú ra ven rìa khối đá vôi và xa hơn tìm kiếm các nguồn thức ăn cả trên núi lẫn dưới biển. Trong điều kiện tự nhiên đặc biệt, khi hầu như chỉ có đá vôi là chất liệu đá duy nhất, người Tràng An đã biết sử dụng nó làm công cụ lao động, cho đến cách ngày nay khoảng 3.000 năm, trong quá trình đó đã nhận biết được rằng đá vôi đô-lô-mít thuộc loại chất liệu tốt nhất có thể có. Đồng thời với giai đoạn biển tiến lớn nhất cuối cùng (khoảng 7.000-4.000 năm trước) người tiền sử Tràng An đã biết tới nghệ thuật làm đồ gốm. Những chứng cứ sớm nhất được cho là tương đương với gốm Đa Bút đã từng tìm thấy ở Ninh Bình và Thanh Hóa (6.000 năm trước), nhưng thực tế đã được làm ra ở đây sớm hơn nhiều (khoảng 9.000 năm trước) và tiến hóa liên tục qua thời đại Kim khí (khoảng 4.000-3.500 năm trước) đến tận sau này. Việc sử dụng đồ gốm từ sớm và liên tục ở Tràng An chứng tỏ rằng một trung tâm gốm sứ rất khác biệt so với nhiều trung tâm gốm sứ khác ở Việt Nam đã từng tồn tại ở đây. Khả năng thích ứng với môi trường luôn luôn biến động và việc sử dụng tài nguyên cả trên núi lẫn dưới biển và trong môi trường karst đầm lầy ven biển cũng đã làm cho người tiền sử Tràng An khác biệt hẳn so với nhiều nền văn hóa tiền sử nổi tiếng khác của Việt Nam như Hòa Bình, Đa Bút, Quỳnh Văn hoặc Cái Bèo. Có lẽ đó cũng chính là tiền đề để Hoa Lư, với địa hình karst vô cùng hiểm trở nhưng lại thuận lợi cho việc phòng thủ, trở thành kinh đô đầu tiên của nhà nước Việt Nam phong kiến tập quyền với những dấu ấn đặc sắc của 3 triều đại Đinh, Lê và Lý từ hơn 1.000 năm trước.


song-nui-trang-an
Xung quanh khu du lịch Tràng An được bao bọc bởi sông và núi

Tràng An là thí dụ điển hình về truyền thống cư trú của loài người, truyền thống sử dụng đất hoặc sử dụng biển đặc trưng cho một nền văn hóa hoặc quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên đang trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những thay đổi không thể đảo ngược. Cách đây 5.000-6.000 năm trước, có 1 trận động đất lớn ở Tràng An và người Việt cổ ở Tràng An đã trải qua nhiều sự biến đổi của thiên nhiên để thích ứng và phát triển cho đến ngày nay, tạo nên một giá trị về một nền văn hóa Tràng An.